Cấu tạo bên trong bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt như thế nào?
Bình hay ly giữ nhiệt được sản xuất từ rất lâu, qua mỗi năm càng được cải tiến nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng, kể cả khách hàng khó tính nhất. Vậy mọi người đã sử dụng nhiều các loại bình hay ly giữ nhiệt đã hiểu về cấu tạo bên trong bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt như thế nào chưa, để hiểu biết hơn hãy theo dõi sau bài này của xmagic.vn nhé!
Bình giữ nhiệt là gì?
Bình giữ nhiệt ( còn gọi: bình chân không hay bình lưỡng tính) để chỉ loại bình vừa giữ nóng, vừa giữ lạnh hay khoa học gọi là bình siêu cách nhiệt.
Bình giữ nhiệt có khả năng giữ nhiệt lâu chính là nhờ cấu tạo của bình.
Cấu tạo bình giữ nhiệt là gì?
Thông thường, cấu tạo bình giữ nhiệt được thiết kế bao gồm 2 bộ phận chính: Phần thân và Phần nắp
Phần nắp bình: thường chế tạo bằng các loại chất liệu nhựa cao cấp, nhựa nguyên sinh. Bên cạnh đó, nắp có phần gioăng bằng silicon để giữ kín hơi, đóng khít với thân bình và không bị rò rỉ hơi nước ra ngoài.
Phần thân bình: được cấu tạo 3 lớp
-
Lớp inox bên ngoài: được làm từ chất liệu inox cao cấp, có khả năng chống biến dạng, gỉ sét, bề vững.
-
Lớp ở giữa: đây là môi trường chân không, không truyền nhiệt hay cách nhiệt.
-
Lớp trong cùng: được sử dụng chất liệu inox 304 tráng bạc giúp chống dính và phản xạ nhiệt vào bên trong ( về đặc điểm inox 304 xmagic.vn đã được nhắc đến bài viết trước).
Nguyên lý hoạt động của bình giữ nhiệt là gì?
Bình giữ nhiệt giúp giữ được nhiệt độ trong thời gian dài dựa vào nguyên tắc kín hơi, do ở môi trường chân không ở giữa hai lớp vỏ bình và ruột bình sẽ có tác dụng không thể truyền nhiệt và lớp tráng bạc phủ trong lòng bình có tính năng phản xạ nhiệt hay mọi hình thức trao đổi nhiệt ( dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt) vào bên trong khiến cho nước giữ được nhiệt độ trạng thái như ban đầu lâu hơn.
Bên cạnh đó, nút đậy cũng ngăn chặn không khí trao đổi ra vào bình nên đối lưu không thể xảy ra. Và khi tia hồng ngoại rời khỏi chất lỏng nóng sẽ bị lớp tráng bạc trên lớp thủy tinh phản chiếu quay trở lại. Hầu như không có cách nào giúp nhiệt thoát ra khỏi bình và nước nóng/lạnh có thể giữ được nhiệt độ trong nhiều giờ đồng hồ.
Ly giữ nhiệt là gì?
Ly giữ nhiệt (còn được gọi là cốc giữ nhiệt). Có khả năng giữ được nhiệt độ nóng/lạnh trong thời gian 8 – 24 giờ thậm chí đến 48 giờ đồng hồ.
Đây là vật dụng được nhiều các giới trẻ ưa chuộng bởi tính tiện ích, tiện lợi, nhỏ gọn hợp thời trang có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Được thiết kế nhiều kiểu dáng tinh tế.
Cấu tạo của ly giữ nhiệt là gì?
Cấu tạo bên trong ly giữ nhiệt gồm 4 thành phần: Nắp, Ruột, Vỏ, Lớp chân không.
Nắp ly: thường sử dụng 2 loại nắp nhựa cao cấp hay inox cao cấp
Vỏ ly: làm chất liệu như inox 304, 201,... giúp giữ được nhiệt độ tốt nhất và tăng thêm vẻ đẹp họa tiết, hoa văn bắt mắt.
-
Inox 304: Đây là chất liệu cao cấp, thép không gỉ, không ăn mòn và không bị oxi hóa giúp an toàn khi đựng nước uống.
-
Inox 201: Có màu sắc sáng bóng, đẹp bền an toàn cho sức khỏe.
Ruột ly: Đặc biệt được tráng bạc để tăng thêm độ bền và hạn chế được các tác hại sau một thời gian dài sử dụng.
Lớp chân không: ngăn cách môi trường nhiệt bên trong và bên ngoài ly để giữ cho nhiệt không bị thất thoát đi, giúp tăng khả năng giữ nhiệt hiệu quả trong khoảng từ 8 - 24 tiếng đồng hồ.
Nguyên lý hoạt động của ly giữ nhiệt là gì?
Dựa vào nguyên lý cân bằng nhiệt, khi chứa nước nóng/lạnh trong ly giữ nhiệt, nhiệt độ ở bên trong ly có sự chênh lệch bên ngoài. Cho nên, nguyên lý truyền nhiệt diễn ra đến khi nhiệt độ bên trong ly cân bằng với nhiệt độ bên ngoài.
Mục đích: làm giảm mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly giữ nhiệt với môi trường bên ngoài, giúp làm chậm quá trình trao đổi nhiệt để giữ cho nước trong ly được nóng/lạnh lâu hơn.
Bài viết xmagic.vn hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn phần nào về cấu tạo bên trong bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt như thế nào. Có phải bình, ly giữ nhiệt là loại vật dụng rất tiện lợi và ý nghĩa khi làm các món quà tặng trong doanh nghiệp của mình.
Đánh giá và nhận xét bài viết "Cấu tạo bên trong bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt như thế nào?"
Đánh giá trung bình
0/5
(0 nhận xét)
Chia sẻ nhận xét của bạn
Viết nhận xét của bạn